PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Vụ chôn hàng tấn thuốc sâu: Dân bức xúc vượt tường tìm bằng chứng (video)

Vụ chôn hàng tấn thuốc sâu: Dân bức xúc vượt tường tìm bằng chứng (video)
Vụ chôn hàng tấn thuốc sâu: Dân bức xúc vượt tường tìm bằng chứng (video)

Sáng 1.9, với sự hỗ trợ của máy múc, người dân bức xúc đã vào khuân viên của Cty tiếp tục đào bới tìm kiếm nơi Cty này chôn giấu thuốc trừ sâu.



Tại hiện trường, hàng chục điểm người dân đào lên trước đó đều xuất hiện những thùng phuy đựng thuốc trừ sâu. Có thùng đã bị mục, thuốc độc đã ngấm vào long đất, có nhiều thùng khác vẫn chứa rất nhiều thuốc sâu. Mùi thuốc trừ sâu bốc lên nồng nặc.


Rất nhiều hố được người dân đào lên hàng nghìn vỏ đựng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu. Phân xưởng sản xuất là những ngôi nhà cũ kỹ nằm sâu trong núi với hàng dãy dài thùng thuy chứa chất hóa học và thuốc sâu.


Ông M. D.H, bảo vệ công ty phản ánh: "Dây chuyền sản xuất thuốc trừ sâu đã quá cũ kỹ. Hệ thống xử lý nước thải không bảo đảm, khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chúng tôi đã phản ánh nhiều, đã có nhiều đoàn về kiểm tra rồi, nhưng đâu lại vào đấy”.


Theo phán đoán của ông H, hiện nay nhà máy chôn dưới lòng đất khoảng 5 tấn hóa chất thuốc trừ sâu.


Chị Lê Thị Hạnh – thôn Hành Chính, xã Yên Lâm, huyện Yên Định (thôn sát Cty) bức xúc: “Chồng tôi bị chết vì ung thư do thuốc trừ sâu do nhà máy này thải ra. Hàng chục năm nay Cty này chôn thuốc sâu vào long đất đầu độc nhân dân. Chúng tôi đã kêu cầu nhiều cửa nhưng vẫn không ai giải quyết”.


Theo người dân nơi đây, địa bàn Cty Thanh Thái này nằm đúng nơi gọi là mó nước, tức đầu nguồn nước của hàng loạt xã của huyện Cẩm Thủy và yên Định. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do ung thư và nhiều bệnh khác.








via Xã hội

7 người Trung Quốc nói đến phòng khám Apollo... để chơi

7 người Trung Quốc nói đến phòng khám Apollo... để chơi
7 người Trung Quốc nói đến phòng khám Apollo... để chơiToàn bộ số "bác sĩ chui" đã được phát hiện.

Ngày 31.8, bác sĩ Bùi Minh Trạng, Chánh thanh tra Sở Y tế TP.HCM, cho biết 3 người Trung Quốc đã thừa nhận việc khám chữa bệnh trái phép tại phòng khám Apollo.


7 người Trung Quốc còn lại thì chối cãi, cho rằng chỉ đến phòng khám... để chơi, chứ không tham gia khám chữa bệnh (?!).


Đây là những người Trung Quốc bị đoàn liên ngành kiểm tra đột xuất, phát hiện có mặt tại phòng khám Apollo (số 228 - 228A Trần Hưng Đạo, Q.1) hôm 29.8.


Hiện cơ quan chức năng đang xem xét xử lý những người Trung Quốc này, sau đó Thanh tra Sở Y tế sẽ xử phạt nghiêm đối với chủ đầu tư và những bác sĩ đứng tên về chuyên môn cho phòng khám Apollo.


Thanh tra Sở Y tế cho biết, trước đó phòng khám này đã bị xử phạt 44,5 triệu đồng vì sai phạm: quảng cáo không đúng quy định; khám chữa bệnh vượt phạm vi chuyên môn; không niêm yết giá... Ngoài ra còn quảng cáo vá màng trinh!







via Xã hội

Nam thanh niên chết thảm sau khi dự tiệc

Nam thanh niên chết thảm sau khi dự tiệc
Nam thanh niên chết thảm sau khi dự tiệcHiện trường vụ tai nạn làm nam thanh niên tử vong chiều 31.8 trên tỉnh lộ 10. Ảnh: Trường Sơn.

Vừa mới dự tiệc tại nhà bạn xong, nam thanh niên chạy xe ra tỉnh lộ 10 thì bị một xe khách cùng chiều va phải. Cú va chạm mạnh khiến nam thanh niên đập đầu xuống nền đường, chết tại chỗ.


Vụ tai nạn thương tâm này xảy ra lúc 18h ngày 31.8, trước nhà số 544 Tỉnh Lộ 10, P.Bình Hưng, quận Bình Tân, TPHCM.


Theo lời kể của những người dân xung quanh hiện trường thì nạn nhân là nam, khoảng 35 tuổi, không rõ cư trú ở địa phương nào. Một số người nói rằng anh này vừa dự tiệc trong nhà một người bạn ở hẻm 542, tỉnh lộ 10 (gần nơi xảy ra TNGT).


Sau khi tan tiệc, anh này điều khiển xe máy mang BKS 52Z9 - 6169 ra Tỉnh Lộ 10 thì bất ngờ đụng phải xe khách Dũng Trinh BKS 51B - 00.632 chạy cùng chiều.


Cú va chạm mạnh khiến đầu nam thanh niên đập đầu xuống nền đường, chết tại chỗ. Ghi nhận tại hiện trường, trên chiếc xe máy của nạn nhân có treo một chiếc mũ bảo hiểm ở baga trước. Một số nhân chứng nói rằng nạn nhân không đội mũ bảo hiểm khi chạy từ trong hẻm ra.


Vụ tai nạn khiến giao thông trên tỉnh lộ 10 bị ùn tắc, kẹt xe nhiều giờ liền. Do đúng vào lúc có nhiều người tham gia giao thông nên nhiều xe buýt cỡ lớn, xe khách, xe tải bị ách lại. Sau khi gây tai nạn, tài xế xe khách đã rời khỏi hiện trường.


Nhận tin báo, Đội CSGT – Công an quận Bình Tân đã cử cán bộ, chiến sĩ đến phong tỏa, ghi nhận hiện trường, phối hợp cùng công an phường, dân phòng giải tỏa ùn tắc giao thông. Một số người lái xe máy được hướng dẫn chạy tắt vào các hẻm để thoát ra đường lớn. Đến 19h40 cùng ngày, tình hình giao thông mới trở lại bình thường.


Hiện nguyên nhân vụ tai nạn, danh tính người bị hại và tài xế đang được cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ.







via Xã hội

Nóng lòng đoàn tụ, ngậm ngùi mua vé giá cao

Nóng lòng đoàn tụ, ngậm ngùi mua vé giá cao
Nóng lòng đoàn tụ, ngậm ngùi mua vé giá caoTấm biển đặt gần quầy bán vé và lối ra xe bị lãng quên.

Hôm nay (31.8), lượng hành khách đổ về các bến xe để về quê và đi du lịch nhân dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2.9 đã tăng lên đáng kể. Cùng với đó, giá vé xe khách cũng “leo thang” khiến hành khách dù “chóng mặt” vẫn phải ngậm ngùi chấp nhận.


Theo ghi nhận của phóng viên, do đợt nghỉ lễ 2.9 năm nay kéo dài 3 ngày nên các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát (Hà Nội) lượng xe đã tăng 50 - 70 xe toàn bến để phục vụ nhu cầu tăng cao đột biến của hành khách.


Để đảm bảo quyền lợi của người đi xe, ban quản lý các bến xe đã có những khuyến cáo phát trên loa đài đề nghị hành khách mua vé trước khi ra xe để tránh tình trạng các xe tự ý tăng giá. Mặc dù ý thức được vào dịp lễ tết các chủ xe thường hét giá, có khi cao gấp đôi gấp ba nhưng rất ít hành khách lựa chọn giải pháp an toàn mua vé trong bến.












Quầy mua vé trong bến xe vắng vẻ.



Chị Hoa, một hành khách về Việt Trì cho biết: “ Mua vé tại bến về Việt Trì chỉ 45 nghìn đồng thôi. Những ngày này biết là xe khách hay tăng giá nhưng đợi mua vé lâu lắm, khi nào mới về đến nhà.” Khi đã lên chiếc xe chạy tuyến Mỹ Đình – Việt Trì – Thị xã Phú Thọ, chị Hoa đành ngậm ngùi với giá vé 100 nghìn đồng, cao gấp đôi so với giá vé tại bến.

Tâm lý nóng vội, nhanh chóng muốn trở về đoàn tụ gia đình và không có thói quen mua vé tại bến nên đa số hành khách dù bức xúc nhưng vẫn chấp nhận giá vé cao “chót vót”. Có hành khách tin tưởng đi xe quen với hi vọng có được chỗ ngồi và mức giá phải chăng nhưng thực tế “xe vẫn nhồi nhét khách và giá vé thì vẫn trên trời” - Tú Anh, sinh viên Học viện Báo chí chia sẻ.












Hành khách xếp hàng mua vé ngay tại xe.



Dường như, ban quản lý các bến xe cũng tỏ ra bất lực trước tình trạng này. Một nhân viên tại bến xe Mỹ Đình cho biết, ban quản lý bến xe đã có những khuyến cáo và những tấm biển đề nghị hành khách mua vé trước khi ra xe, nhưng chỉ là “đề nghị” còn việc họ muốn mua ở đâu thì không kiểm soát được!?

Với các chủ xe, những ngày lễ tết là cơ hội để kiếm lời và lượng khách rất đông nên không mất công sức câu kéo như ngày thường. Thậm chí có phụ xe ra mời chào khách, sau khi “phát giá” thấy khách lăn tăn còn lên giọng thách thức tìm xe giá rẻ hơn và có những lời lẽ khiếm nhã.


Dự kiến trong ngày 31.8 và chiều 2.9, lượng khách tại bến xe Mỹ Đình và Giáp Bát sẽ tăng gấp đôi và giá vé còn leo thang đến đâu là rất khó kiểm soát. Tình trạng tương tự sẽ còn tiếp diễn nếu không có sự phối hợp hành động giữa cơ quan quản lý và người dân.







via Xã hội

Giao thông tại các bến xe Hà Nội sáng 31.8: Không ùn tắc

Giao thông tại các bến xe Hà Nội sáng 31.8: Không ùn tắc
Giao thông tại các bến xe Hà Nội sáng 31.8: Không ùn tắcXe xuất bến liên tục tại Bến xe phía Nam (ảnh chụp lúc 8h sáng)

Bắt đầu 3 ngày nghỉ lễ Quốc Khánh, các bến xe là nơi tập trung đông người dân về quê hoặc đi du lịch. Tới 12h sáng 31.8, về cơ bản các tuyến đường cửa ngõ Thủ đô không bị ùn tắc kéo dài. Trong khi đó, tại các bến xe lớn mức độ khách chỉ tập trung dồn ứ vào khoảng từ 3-4 tiếng trong buổi sáng.


Ghi nhận lúc 8h sáng tại bến xe phía Nam, số lượng người đi xe khách đông nhưng không có cảnh ùn tắc. Tại bãi xuất bến, mật độ xe khách đi các tuyến khởi hành liên tục: Trung bình 1 phút/1 chuyến. Lượng khách thiếu chỗ phải chờ xe không nhiều. Công tác đảm bảo giao thông được kết hợp chặt chẽ với lực lượng công an và dân phòng.


Tại Bến xe Nam Thăng Long, nơi đây chỉ phục vụ xe buýt và tuyến xe khách đi Thái Nguyên. Ông Nguyễn Văn Tâm, phó trưởng bến xe, cho biết: Từ lúc mở bến tới 12h trưa nay, 32 chuyến xe khách tuyến Hà Nội - Thái Nguyên đã xuất bến (ngày thường là 25-26 chuyến). Hơn 900 vé đã được bán ra. So với cùng thời điểm ngày thường, bến chỉ bán được 200 vé.




Bến xe Mỹ Đình không còn nhiều khách (chụp lúc 10h15)


“Chúng tôi đảm bảo không có tình trạng thiếu xe khiến khách phải chờ. Được sự đồng ý của Sở GTVT, bến tạo điều kiện cho xe nào đủ khách là xuất bến luôn tránh sự ùn tắc”- ông Tâm nói.


Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó giám đốc Bến xe Mỹ Đình, cho biết: “Từ 5h sáng tới 12h, hơn 700 lượt xe khách đã xuất bến, tăng so với ngày thường khoảng 100 xe. Ước tính số lượng khách tới Bến khoảng 20.000 lượt người”.


Lượng khách chủ yếu đông vào lúc 6h-10h sáng. Ông Tuấn cho biết khoảng thời gian này là lúc nhiều người dân rời nhà để tới các bến xe mua vé về quê khiến. Ban giám đốc Bến dự kiến chiều 31.8 lượng khách sẽ giảm nhanh so với buổi sáng vì khách chủ yếu đi về chiều 30 và sáng 31.8.


Đánh giá về số lượng khách đi nghỉ dịp lễ 2.9, ông Tuấn cho rằng số lượng cũng chỉ như năm 2012, đặc biệt không bị quá tải giống như dịp 30.4 và 1.5. Ông Tuấn giải thích: “Số ngày nghỉ Lễ Quốc khánh 2.9 không dài bằng dịp 30.4 và 1.5. Chưa kể thời điểm 30.4 là lúc các cháu học sinh được nghỉ hè, các khu du lịch và bãi biển mở cửa biển nên thu hút việc đi lại của người dân nhiều hơn”.


Theo các Ban quản lý bến xe, dịp Lễ Quốc khánh cũng có một số lượng không nhỏ khách ngoại tỉnh về Thủ đô để du lịch và thăm người thân.







via Xã hội

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Học xong mặc áo tuồng

Học xong mặc áo tuồng

Trường Tiểu học Văn Bình - huyện Thường Tín - Hà Nội có 700 học sinh. Năm nay trường mang đồng phục mới, theo kiểu mới: Nam sinh comlê, thắt nơ, nữ sinh áo váy hoa, áo vét nữ, cũng thắt nơ.


>> Đón đọc ấn phẩm Lao Động & Đời sống số 20


Nhiều người nói trông bọn con trai từ lớp 1 đến lớp 5 như chú rể, con gái như đi thi hát trên tivi. Có điều bố mẹ hơi bị “lõm”, gần 700.000 đồng/bộ. Nhà nào có 2 con đi học cũng cắn răng mà “qua sông lụy đò”.

Đấy là “bọn oắt tì”. Còn cử nhân Học viện Ngân hàng, cũng ở Hà Nội, báo Hà Nội Mới đăng “chuyện” một nữ cử nhân cùng bạn bè đi thuê áo mũ, giá 20.000 đồng/bộ, về là phẳng phiu để còn diện chụp ảnh. Đến trường bị nhà trường bắt phải mặc đồng phục của trường may, giá “đóng góp” lên tới 60.000 đồng/bộ/1 buổi.


Sáu chục nghìn chẳng to cũng không bé. Vấn đề là đồng phục cất trong kho nhà trường, nhàu nát, ẩm mốc. Có cô cử nhân bị con mạt trong áo cắn, bị dị ứng sốt phát ban, điều trị 15 ngày trong bệnh viện, cha mẹ một phen lao đao.


Lại còn chuyện có trường ở một tỉnh chặn cửa bắt học sinh mặc “quần ngáp” (ống tuýp, hở mông khi ngồi) về nhà thay quần rộng ống. Một nửa số em không quay lại trường buổi học hôm ấy.


Ba câu chuyện “vớ vẩn” kể trên cho thấy ngành giáo dục nước nhà lắm chuyện thật. Những tưởng chuyện đồng phục đã đi vào nền nếp, ai ngờ đến nay vẫn còn “vô tổ chức” như vậy. Đã quen với quần xanh, áo trắng, mùa rét có áo khoác gắn logo trường.


Một lần đi TPHCM, qua Cần Thơ, xuống Rạch Giá, giờ đi học và tan trường đều ngạc nhiên thấy các nữ học sinh đều đội nón, quần trắng, áo dài trắng, thướt tha như đàn bướm trắng, tung tăng trên “con đường cái quan” Xuyên Việt, hai bên là đồng lúa Nam Bộ xanh mát mắt. Nhiều em gái rẽ về thôn ấp tay xách cặp, tay túm quần vén tà đi trên bờ ruộng, nhìn rất dễ thương. Các em trai nghịch ngợm hơn, quần xanh, xắn cao gối, áo trắng xắn tay, hăm hở đi tắt bờ ruộng về nhà. Một nền giáo dục XHCN đi lên từ hạt lúa, củ khoai, chân chất làm sao!


Ấy thế mà hễ dính đến cuộc sống đô thị, kinh tế thị trường một chút là y như rằng có chuyện “nhố nhăng”, cười dở, mếu dở.


Thôi thì ngành y tế đang “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì chuyện tiêm vắcxin, “nhân bản” xét nghiệm máu. Đó là chuyện hy hữu, nhưng đồng phục là quy chế đã vào nền nếp sao vẫn còn buông lỏng như vậy? Chuyện đồng phục Bộ Giáo dục - Đào tạo hoàn toàn có thẩm quyền và xử lý những chuyện phá rào thiếu suy nghĩ như nói trên.


Cây “quyền trượng” được giao phải nắm chặt và đủ bản lĩnh để thực thi quyền lực. Cũng cần nói thêm, ai nghĩ ra các loại “áo mũ vua ban” cho sinh viên ra trường nhỉ? Có ý nghĩa hàn lâm gì không mà xúng xính như phường tuồng vậy?







via Xã hội

Phép màu của chàng trai có khối u 90kg

Phép màu của chàng trai có khối u 90kg

Gần hai năm sau ca phẫu thuật “chân voi khổng lồ” có một không hai ở VN, tôi gặp lại Nguyễn Duy Hải trong lần tái khám tại BV FV. Nhìn Hải bây giờ khác hẳn, da thịt hồng hào, yêu đời và tự tin hơn hẳn.


>> Đón đọc ấn phẩm Lao Động & Đời sống số 18

Một chút đau âm ỉ ở vết mổ cũ vẫn xuất hiện và sự lo lắng liệu khối u có tái phát trở lại thỉnh thoảng vẫn ám ảnh trong anh. “Tôi đang mong đứng được trên đôi chân của mình dù ở đó có một chân giả” - Hải nói.


Tôi đã chinh phục được Langbiang!


“Sướng lắm anh ạ. Sau phẫu thuật hơn một năm tôi mới dần quen cảm giác thiếu thiếu cái chân sao ấy! Ngày tôi phẫu thuật xong, lúc tỉnh lại vẫn chưa hình dung ra được sẽ như thế nào, nhưng thấy mình cứ trống trải và nhẹ hẳn ra mặc dù đau đớn sau mổ nhiều lắm. Lúc đó trong đầu tôi cứ miên man suy nghĩ từ nay sẽ mất đi “cục nợ” 90kg, nhưng lại thấy nhớ vì nó đã theo mình quá lâu và cũng là một phần thân thể của mình mà…” - Hải kể một mạch không dừng.


Hải kể, kể từ lúc khối u to lên xung quanh Hải chỉ có bốn bức tường. Ngôi nhà một mẹ, một con quá ít người càng trở nên vắng vẻ và buồn hơn. Hải chẳng dám ra ngoài một phần vì khó di chuyển và một phần sợ mọi người xầm xì về khối u của mình. Gần 15 năm, giờ đây Hải mới thoát ra khỏi bốn bức tường và được ung dung dạo phố.


“Bạn bè tôi chở tôi đi loanh quanh, uống càphê buổi sáng để tán dóc… Tôi cũng nổi tiếng (cười) vì giờ đây, mỗi khi ra đường, người dân ở đây nhận ra tôi nhiều lắm. Có người thấy tôi nhưng tôi không quen vẫn dừng lại hỏi như người thân: “Hải khoẻ chưa em?” - lúc đó thấy cảm động lắm!” - Hải kể thao thao…


“Mọi sinh hoạt cá nhân hàng ngày Hải đã lo được cho bản thân mình chưa?” - tôi hỏi thăm dò. Hải khẳng định chắc nịch: “Tôi bắt đầu trở lại cuộc sống như những người bình thường khác nên có thể tự lo cho bản thân mình. Với khung tập đi, tôi lọ mọ lò cò quanh nhà và làm vài việc nhẹ như nhặt rau, nấu cơm. Hải kể tra thời khoá biểu của mình, mỗi ngày, cứ đúng 7h sáng, Hải thức dậy, uống càphê với bạn hàng xóm. Cách hai - ba ngày thì nhờ bạn chở lên phố dạo mát. Chiều tối thì nghe nhạc và xem tivi.


Hải hỏi ngược: “Anh đã chinh phục đỉnh Langbiang chưa?”. Tôi trả lời chưa thì Hải cười, thua rồi nhé! Một năm sau phẫu thuật, Hải quyết chí cùng bạn bè chinh phục đỉnh Langbiang cho bằng được.


“Tôi lên Langbiang để đón mặt trời buổi sáng. Dậy từ bốn giờ sáng và ngồi co ro chờ tia nắng đầu tiên. Mọi người nói, ở Đà Lạt mà chưa đón buổi sáng trên đỉnh Langbiang thì đừng lên Đà Lạt làm gì. Bây giờ có cơ hội nên tôi muốn thử cảm giác đó như thế nào. Tôi là dân Đà Lạt mà, chưa thấy mà kể cho người khác nghe có nghĩa là mình xạo...”.


Khối u quái không còn tái phát!


Vừa nói chuyện với tôi, Hải luôn miệng nhắc hai từ “may mắn”. Theo dõi Hải từ lúc được đưa đến BV Ung bướu TPHCM khám cho đến chuyển qua BV FV mới thấy hết được giá trị của hai từ may mắn ấy. Qua bao nhiêu BV đều nhận được những cái lắc đầu không dám mổ sẽ gặp “sợ rủi ro đủ thứ” vì chẳng ai tin nổi có một khối u quá lớn và hiếm gặp trên thế giới lại có ở VN.











Hải và êkíp bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ khối u khổng lồ (GS BS McKinnon ngồi cạnh Hải).



Không trách được các BV trong nước vì ngay cả nhiều BV trên thế giới cũng nhát tay khi phẫu thuật khối u “độc nhất vô nhị” này. Điều này dễ hiểu khi hàng trăm tờ báo của nước ngoài đã đến BV theo dõi và đưa tin về ca mổ, thậm chí kênh truyền hình MorningStar Entertainment của Mỹ ghi hình trực tiếp về sự kiện y khoa lịch sử có một không hai để cho các BS trên thế giới học tập.

Nhớ lại tháng 11.2011, BS McKay McKinnon quyết định sang VN để tìm hiểu, dự định phẫu thuật ngay cho Hải ở một BV tại TPHCM, nhưng vì nhiều lý do, ca phẫu thuật đã phải hoãn. Sau sự cố trên khiến Hải sốc mạnh và BS McKay McKinnon cũng suy nghĩ nhiều. Sau này BS McKinnon mới thổ lộ rằng, chẳng lẽ... bỏ cuộc, nếu vậy thì Hải sẽ sống cùng với khối u quái phát triển từng ngày trong đau khổ và tuyệt vọng. Chỉ có ông mới hy vọng can thiệp được cho Hải!


Thế rồi, ông quyết định không do dự quay lại VN lần thứ 2. Ông chia sẻ: “Khi đã bắt đầu làm điều gì, tôi không bao giờ muốn bỏ cuộc giữa chừng. Tôi không phải là người như vậy. Đây là ca thử thách đối với tôi và đặc biệt ở khía cạnh lương tâm của một BS không cho phép quay lưng với bệnh nhân của mình. Nếu tôi không tiếp tục, họ cũng sẽ nằm đó và chờ chết... Hải còn quá trẻ mà!”.


Đã quyết là làm, sau hơn 10 giờ tiến hành phẫu thuật tại BV FV ở TPHCM, khối u đã được cắt bỏ thành công với niềm vui vỡ oà cả trong phòng phẫu thuật lẫn phòng chờ được truyền hình trực tiếp. Đến thời điểm này, ông khẳng định ca phẫu thuật của Nguyễn Duy Hải là ca phẫu thuật khó nhất trong nhiều ca khó mà ông đã từng thực hiện.


Trong những ngày đầu tháng 8 quay trở lại VN để thực hiện nhiều ca phẫu thuật u bướu “quái” khác, BS McKinnon tranh thủ khám lại cho Hải và báo tin mừng: “Sức khỏe Hải đang hồi phục tốt và không có dấu hiệu tái phát khối bướu. Trường hợp của Hải là cực hiếm trong những ca bướu hiểm nghèo. Tôi mong anh ấy tiếp tục thành công trong việc theo đuổi một cuộc sống có ích”.


Cũng theo BS McKinnon, kết quả tái khám của Hải trùng với kết quả của tất cả bệnh nhân mắc bướu sợi thần kinh (neurofibromatosis) mà ông từng phẫu thuật. Khối bướu không tái phát là vì đã được cắt bỏ hoàn toàn khỏi gốc cùng những mạch máu nuôi dưỡng.


Tuy nhiên, trên thực tế, vết thương của Hải vẫn còn đau âm ỉ suốt thời gian qua, thậm chí anh phải dùng cả thuốc giảm đau. BS McKinnon trấn an: Chỉ có một chút dịch vẫn còn trong vết mổ cũ và sẽ được rút ra một cách dễ dàng. Đây là phẫu thuật đơn giản. “Tôi đang mong được lắp chân giả để tự đứng lên bằng đôi chân của mình và không cần phải dùng khung như hiện nay” - Hải nói.


Tôi sợ và không dám yêu ai!


Tôi hỏi về tương lai, nghề nghiệp, Hải không một chút do dự mà nhìn thẳng vào sự thật với một chút tiếc nuối: “Mặc dù thoát khỏi khối u nhưng sức khoẻ của tôi vẫn còn yếu, chân và tay hơi run nên không thể làm việc nặng và những việc tỉ mỉ được. Trước đây, tôi mơ ước sau khi lành bệnh sẽ đi học sửa điện thoại di động để kiếm sống và lo được cho bản thân mình. Nhưng bây giờ vẫn chưa thực hiện được anh à!”.











Hải bây giờ…



Hỏi ra mới biết, sau vết mổ đã liền da, Hải cũng tìm chỗ xin học sửa chữa điện thoại ở gần nhà. May mắn Hải gặp được ông chủ tốt bụng đồng ý truyền nghề miễn phí. Thế nhưng, chỉ vào học được hai - ba ngày Hải đành bỏ cuộc vì khi cầm tuốtnơvít và những con ốc nhỏ thì tay anh cứ run, lọng cọng. Hải nói có vẻ tiếc rẻ: “Tôi thích nghề này lắm, cứ tưởng đâu là công việc nhẹ nhàng không tốn sức thì có thể làm được. Nhưng khi vào cuộc mới thấy không dễ chút nào. Sức khoẻ tôi không cho phép làm công việc này. Tôi mong muốn có công việc nào phù hợp để lo cho bản thân chứ không dựa mãi vào mẹ già được”.

Nghe nhiều người mách bảo, Hải bàn với mẹ lấy giấy tờ nhà đi cầm cố để vay vốn cho anh mở một quán karaoke ở Đà Lạt, thế nhưng, khi mở ra, do không có kinh nghiệm nên việc kinh doanh lại không thành công. Giờ đây anh Hải và mẹ sinh sống bằng nguồn tài trợ nhỏ mỗi tháng từ chị ruột đang sống Mỹ. “Cuộc sống tạm ổn nhưng đó không phải là cách sống dài lâu” - Hải nói.


“Thế anh không dự định lập gia đình à?”. “Không anh à. Nhất định là không!” - Hải khẳng định chắc như đinh đóng cột. “Tại sao?”. “Với tôi, tình yêu là một thứ quá xa xỉ quá mà tôi không dám mơ tưởng tới. Tôi không dám yêu ai và cũng chưa được ai yêu nên không trông mong gì việc lập gia đình”. “Nếu có một người cùng cảnh ngộ muốn tìm hiểu bạn thì sao?”. Hải cười: “Thôi anh ơi, coi là bạn thân thì được chứ yêu khì không. Ai đảm bảo căn bệnh của tôi không có di truyền? Tôi sợ cảnh những đứa con sinh ra rồi lại mang những khối u quái ác như tôi thì tội cho chúng lắm”.


Hải cho biết thêm: “Mới đây, tôi nhận được điện thoại từ Hà Nội của một cô gái mang khối u 20 kg nhờ giúp đỡ. Quả thật, tôi chỉ biết cho cô ấy số điện thoại của những “Mạnh Thường Quân” trong nhóm “những người tạo ra phép màu” và hy vọng BS Mc Kinnon sẽ giúp cô ấy và nhiều trường hợp có khối u ở VN. Có vậy thôi!”.







via Xã hội

Ra trại, em sẽ chạy ngay về với mẹ

Ra trại, em sẽ chạy ngay về với mẹ
Ra trại, em sẽ chạy ngay về với mẹTuấn, Hoàn trao đổi với PV Báo Lao Động.

Trại giam Thanh Lâm (Như Thanh, Thanh Hóa) ngày cuối tháng 8.2013. Trước mặt tôi là 2 phạm nhân sắp được bước chân ra khỏi cổng trại trong đợt đặc xá 2.9 này. Cả 2 đều là những chàng trai vừa bước qua tuổi 20. Cả 2 đều náo nức quay trở lại cuộc sống đời thường.


Trước tôi, rất nhiều phạm nhân khác ai cũng ân hận và cũng khóc vì thương cha mẹ, người thân quá!


Khi hiểu được thì cha đã không còn


Đẹp trai, ăn nói có duyên và… hơi ngố! Đó là cảm nhận ban đầu về Bùi Văn Tuấn - phạm nhân 21 tuổi quê ở Đông Xuân, Quốc Oai, Hà Nội. Khó có thể tưởng tượng đây lại là “ông trùm” một thời. 17 tuổi, học 2 năm không qua nổi lớp 8, Tuấn bỏ học… đi bụi theo “các anh chị ngoài xã hội”. Ham chơi và liều nên chẳng mấy chốc, cậu trở thành thủ lĩnh của một nhóm chuyên tiêu thụ xe gian của các tay trộm xe máy.


Một lần do đối tác là một tên chuyên bẻ khóa trộm xe “không đảm bảo uy tín trong làm ăn”, Tuấn đã cho đàn em túm cổ tên này đánh đập và tống tiền. Thế là cậu bị bắt. Bị kết án 4 năm tù. Vào tù, suốt 4 năm, ngày cậu chăm chỉ rửa bát, lau nhà ăn, quét khu trại…. Đêm thì khóc! “Em cũng không nghĩ mình lại khóc nhiều đến như thế!” - Tuấn nói. Vào tù được 2 năm thì bố mất. “Ngày bố mất, em có linh tính rất lạ. Cả đêm không ngủ được, chỉ thấy nhớ bố. Mẹ cố giấu em nhưng ngày mẹ lên thăm, chưa nói được câu nào cả hai mẹ con đều ôm nhau khóc”.


Trong suy nghĩ của chàng trai từng “coi trời bằng vung” này, chính cậu đã làm cho bệnh của bố nặng thêm. “Điều em ân hận nhất là không được chăm sóc bố những ngày cuối. Giờ bố không còn, em không biết sẽ làm thế nào để làm trụ cột gia đình trong những ngày sắp tới?” - Tuấn băn khoăn. Trở về nhà, Tuấn sẽ là trụ cột gia đình vì bố đã mất, chỉ còn bà nội 83 tuổi, mẹ thường xuyên đau ốm và cô em gái học lớp 11. Tuấn dự định sẽ đi học lái xe để đi làm taxi hoặc lái xe thuê kiếm tiền nuôi gia đình.


Trước kia cậu đã từng kiếm hàng trăm triệu/tháng rồi theo các tay anh chị nướng vào cờ bạc và “bay trên sàn” thâu đêm, nhưng giờ thì “em chỉ mong kiếm được những đồng tiền lương thiện từ công sức của mình để nuôi bà, nuôi mẹ. Và mong làng xóm tha thứ, đừng ghét em”. Chỉ chừng chục giờ đồng hồ nữa thôi cậu sẽ được trả lại tự do. 4 năm “bóc lịch” đã khiến cậu chín chắn hơn rất nhiều. Ở 21 tuổi, Tuấn còn nhiều thời gian và cơ hội để đứng lên sống cho đúng nghĩa một con người.


“Em bảo mẹ không cần lên đón đâu, mẹ đã quá mệt mỏi rồi. Em muốn tự đi về với mẹ. Ra khỏi trại, em sẽ tìm cách đi thật nhanh về nhà với mẹ!” - vừa nói, cậu vừa cố nén dòng nước mắt đang ầng ậng nơi khóe mắt.


Em sẽ đi học và thi đại học


“Tại sao em lại vào tù? - tôi hỏi. Câu trả lời của phạm nhân Vũ Thế Hoàn làm tôi rợn tóc gáy: “Dạ, em giết người!”. Hoàn sinh 1993, quê ở Nga Thiện, Nga Sơn - Thanh Hóa. Tối 21.5.2010, hôm đó cúp C1 châu Âu có Inter gặp Barca lại là thứ bảy, được đi chơi, hơn chục thanh niên choai choai trong xóm đi lên thị trấn huyện xem vì ở đó có cái tivi to.


Vừa lên đến nơi gặp nhóm thanh niên xóm 6 cùng xã. Đây là nhóm đã có nhiều mâu thuẫn với nhóm của Hoàn. Thế là hai bên chửi nhau, sau đó là xông vào nhau “chiến đấu”. Nhóm thôn 6 bỏ chạy. Cả bọn của Hoàn lùa theo. Đến đầu làng, thấy một đôi nam nữ đang cầm tay nhau đi ven đường. Nhận ra đây là “thanh niên làng nó” thế là cả bọn phi vào dùng gậy đập tới tấp. Nạn nhân Nguyễn Văn Tuấn tử vong tại chỗ. Trận bóng không được xem.


Ngày 22.5, Hoàn cùng đồng bọn ra đầu thú. Hoàn vào trại khi đang học dang dở lớp 11 Trường THPT Trần Phú - Nga Sơn. “Hôm xử án, cho em nói lời cuối cùng, em chỉ dặn bố mẹ và các anh chị cất kỹ sách vở để nếu còn cơ hội trở về em sẽ đi học tiếp” - Hoàn kể. Tuy nhiên, Hoàn cho hay lúc đó cậu cũng không chắc có được trở lại hay không, nhưng được đi học vẫn là hạnh phúc nhất.


Gia đình Hoàn có tới 5 anh chị em. Hoàn là con út. 4 người trên cậu đều học hành đỗ đạt. Chị đầu học ĐH Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, khởi sự kinh doanh hàng may mặc, giờ đã lấy chồng và định cư ở TP, anh thứ hai học cao đẳng thủy lợi giờ đang học tiếp đại học, hai chị kế một học ĐH dân lập Văn Lang đã ra trường đang làm ở ngân hàng, một chị học xong cao đẳng đang làm kế toán ở Bình Dương.


Ngày ở nhà, gia đình tuy nghèo nhưng được bà con và chính quyền quý trọng lắm vì ai học cũng được. Thế nhưng sau ngày Hoàn phạm tội mọi thứ đã thay đổi. Cả gia đình Hoàn đã phải vào Nam bươn chải kiếm sống vì không chịu nổi áp lực của những người xung quanh.


“Từ ngày em vào tù, bố em hay uống rượu. Bố không nghiện nhưng ông quá buồn mà uống. Những ngày mưa bão hay lạnh giá là ông lại xuống nền nhà để nằm. Các chị em hỏi sao bố không nằm trên giường, ông vừa khóc vừa bảo thằng Hoàn đang nằm trên đất lạnh thì bố nằm giường sao nổi!, mỗi lúc như vậy, cả nhà em, mỗi người một xó lại khóc. Khi nhận được thư của chị kể lại, em đã khóc rất nhiều”.


Câu chuyện của Hoàn đầy nước mắt và cậu vừa kể, nước mắt vừa chảy. Một nhà văn nào đó đã nói nước mắt có thể làm biến hình vũ trụ, nhưng lúc này, tôi tin, nước mắt đang gột rửa những tội lỗi và làm cho tâm hồn phạm nhân 20 tuổi này trở về với thánh thiện. Trong trại, Hoàn luôn là người chăm chỉ và ngoan ngoãn. “Cậu ấy hiền lành, ngoan ngoãn và chăm chỉ làm lắm” - Trung tá Bùi Đình Từ cho hay. Mấy năm nay Hoàn luôn là người khâu vỏ bóng đá nhanh nhất xưởng. “Em phải cố gắng mỗi ngày một tí như tích cóp điểm để sớm được trở lại làm người” - Hoàn nói như một triết gia.


“Ngày mai ra khỏi trại, em sẽ làm gì?”, Hoàn im lặng rất lâu trước khi tâm sự với tôi: “Em cũng đã suy nghĩ nhiều, em rất mong được đi học tiếp, em vẫn rất nhớ sách vở, với lại chỉ có đi học mới có thể đền đáp lại công ơn của bố mẹ. Có thể em sẽ vào Nam với bố mẹ, dù vất vả, phải đi ở nhà thuê nhưng có bố, có mẹ, có các anh chị. Em sẽ học tiếp lớp 12 rồi thi đại học” - đôi mắt đầy nước ban nãy sáng lên khi nói về dự định tương lai. “Nhưng em vẫn lo không biết thầy cô, bạn bè có đón nhận em không?” - Hoàn bỗng băn khoăn, chùng xuống. Nhưng tôi tin em sẽ làm được.


Bố mẹ đã khóc rất nhiều rồi…


“Hoàn ơi về nhé!”, “em mà còn quay vào đây là anh không tha đâu!”; “bữa mô lấy vợ thì gửi ảnh vô cho chú coi Tuấn nhé”… đó là những lời các phạm nhân đi qua dặn Tuấn, Hoàn khi hai em đang trao đổi với tôi. Có vào trong trại giam này mới thấy, chính tình người mới là “phương pháp” cảm hóa phạm nhân hữu hiệu. Ở đây, phạm nhân và phạm nhân, phạm nhân và cán bộ quản giáo có thể cùng làm việc, cùng đánh cờ và cùng tâm sự đủ chuyện trên đời.


“Khoảng cách, quy định và sự nghiêm minh thì vẫn được tuân thủ chặt chẽ, nhưng tình người thì làm gì có khoảng cách đâu nhà báo!” - Trung tá Bùi Đình Từ - cán bộ giáo dục Trại giam Thanh Lâm - chia sẻ.


Bắt tay chân tình hai phạm nhân Tuấn và Hoàn, tôi chúc hai em sớm thành công trong cuộc đời. Bố mẹ đã khóc rất nhiều rồi, đừng để cha mẹ phải buồn nữa, hai em nhé!








Đại tá Phan Ngọc Việt - Giám thị Trại giam Thanh Lâm - cho biết, trong đợt đặc xá tha tù trước thời hạn vào dịp 2.9 này, phía đơn vị có 170 trường hợp được Hội đồng đặc xá Trung ương xem xét, giảm án và tha tù. Đơn vị đã phối hợp với một số doanh nghiệp, trung tâm giới thiệu việc làm trong tỉnh tiếp nhận những phạm nhân được tha tù trở về hòa nhập cộng đồng.






via Xã hội

Mỗi năm thêm 150.000 người mắc bệnh ung thư

Mỗi năm thêm 150.000 người mắc bệnh ung thư

Ngày 30.8, tại TP. Huế (Thừa Thiên - Huế), BV T.Ư Huế và BV ĐH Y Dược Huế phối hợp tổ chức Hội nghị phòng chống ung thư 2013. GS-TS Bùi Đức Phú - Giám đốc BV T.Ư Huế - cho biết, hội nghị đã nhận được gần 100 báo cáo khoa học của các BS, chuyên gia trong nước và quốc tế về căn bệnh ung thư.


Đặc biệt, sự tham dự của các chuyên gia phòng chống ung thư hàng đầu thế giới đến từ Hiệp hội ung thư học lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO), ĐH Stanford, ĐH Texas (Hoa Kỳ), ĐH Munich (Đức), BV ĐH Singapore…là cơ hội để các BS, chuyên gia trong nước có dịp trao đổi chuyên môn, cập nhật những thành tựu mới nhất trên các lĩnh vực khác nhau về chuyên ngành ung thư, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh nhân ung thư.


Hiện nay, tại VN, ước tính mỗi năm có 150.000 ca mới mắc, 70.000 ca tử vong do ung thư. Hiện nay, tại các bệnh viện, trung tâm, khoa ung bướu trên toàn quốc đang rơi vào tình trạng quá tải.







via Xã hội

Người thả giấc mơ diều Việt

Người thả giấc mơ diều Việt
Người thả giấc mơ diều ViệtNghệ nhân Nguyễn Thanh Vân và con diều sáo do ông chế tạo.

“Thả diều, chơi diều không chỉ là một trò chơi dân gian, mà thực sự là một bộ môn thể thao mang tính nghệ thuật rất cao, có sức cuốn hút kỳ lạ. Khi thả diều, không những người ta phải vận động toàn thân mà tinh thần cũng thư thái lạ kỳ. Mọi khát khao, nỗi niềm như được bay lên cùng cánh diều no gió”- nghệ nhân Nguyễn Thanh Vân đã nói về cái nghề và cũng là thú chơi ông đã gắn bó gần trọn cuộc đời mình.


Từ cánh diều tuổi thơ…


Hơn 50 năm theo nghề làm diều, nghệ nhân Nguyễn Thanh Vân đã trở thành người đầu tiên trong cả nước được phong tặng Nghệ nhân dân gian ở bộ môn diều nghệ thuật. Ông cũng đã ghi tên mình vào danh sách những kỷ lục gia Việt Nam.


Bước sang tuổi 63, dù đã lên chức ông nội, ông ngoại, tóc lốm đốm bạc, ông vẫn giữ cho mình thói quen vào mỗi buổi chiều là cưỡi “ngựa sắt” ra bãi đất trống ở khu vực quận 8 hoặc huyện Bình Chánh để thả diều. Ông bảo nếu một ngày mà không đi thả diều thì trong lòng lại bồn chồn, đứng ngồi không yên.


Sinh ra và lớn lên tại TPHCM, tuổi thơ ông gắn liền với những buổi chiều cùng lũ bạn lúp xúp chạy theo những con diều từ cánh đồng này đến cánh đồng khác.


Ông kể: “Lên 5 tuổi tôi đã theo các anh trong nhà đi thả diều. Có lần con diều của tôi bị mất, tôi nhờ người anh họ làm cho một con khác nhưng chờ mãi vẫn không có diều. Tức quá, tôi đi nhặt mấy cây nhang người ta thắp ngoài đường, cắt giấy làm diều. Thấy tôi làm không được, anh họ đã chỉ cho tôi cách thức làm một con diều là như thế nào. Phải mất 2 năm sau tôi mới làm được một con diều rô bé xíu từ giấy tập học trò. Lớn lên xíu nữa, vì mê diều mà tôi đã tháo cả vành nón lá của mẹ để làm diều. Mẹ biết được đánh đòn đau mà vẫn không chừa” - nghệ nhân vừa kể vừa tức cười.


Cậu bé Vân thủơ ấy làm diều, thả diều xong thì đem về cất ở đầu giường như lưu giữ lại một phần ước mơ, ký ức tuổi thơ mình. Trong suốt những năm tháng làm thợ điện tại Chợ Lớn, chàng thanh niên Nguyễn Thanh Vân vẫn không ngừng học hỏi, sáng tạo để làm ra những con diều với kích thước, hình dáng khác nhau. Năm 2000, ông Vân tập hợp những người cùng sở thích với mình thành lập CLB Diều Phượng Hoàng ở quận 8 - CLB diều đầu tiên ở TPHCM và các tỉnh phía nam.











Nghệ nhân Nguyễn Thanh Vân ngắm nhìn con diều mặt nạ tuồng dài 17m.



…đến những con diều độc nhất thế giới

Sau những năm tháng miệt mài với diều, gia tài đáng giá nhất của nghệ nhân Nguyễn Thanh Vân là những bằng khen, giấy chứng nhận giải thưởng trong và ngoài nước như: Festival Diều nghệ thuật quốc tế tại Trung Quốc năm 2009, con diều sáo sải cánh 4m, dài 3m đã mang về giải bạc. Festival diều 2010 tổ chức tại Ấn Độ, con diều hình chim phượng hoàng (sải cánh 6m, dài 12m) đoạt giải nhất… Cùng với đó là bộ sưu tập diều khoảng 300 con khác nhau từ diều sáo, diều hình chim, cá, rồng, phụng, đại bàng đến diều hình cờ tổ quốc, hoa lá, rùa… có những con diều xếp vào hàng độc nhất vô nhị.


Mẫu diều mang hình lá cờ tổ quốc đã tạo ấn tượng đặc biệt với hàng vạn du khách và khán giả xem truyền hình cả nước tại Liên hoan “Những cánh bay Việt Nam” trong khuôn khổ Festival Huế năm 2006 và Festival Biển Vũng Tàu - 2006. Ông bảo cái khó của mẫu diều này là phải tính toán các yếu tố về kích thước, sức nâng của gió, độ chao liệng của diều…. Khi bay trên bầu trời, con diều vừa phải giữ nguyên hình dáng lá cờ tổ quốc, vừa có những làn sóng trên thân để tạo hình ảnh đẹp, thiêng liêng và sống động.


Con diều lớn nhất Việt Nam do nghệ nhân Nguyễn Thanh Vân thực hiện có hình con rồng dài 100m, chiều ngang 1,70m, đầu rồng dài hơn 1m. Ông phải mất hơn một năm để hoàn thành con diều này và mất cả tháng bay thử nghiệm thì mới bay thành công. Ông chia sẻ: “Việc chế tác mẫu diều hình con rồng xuất phát từ ý tưởng tôn vinh giá trị văn hóa nòi giống con rồng cháu tiên, khẳng định niềm tự hào dân tộc lớn lao. Nó thực sự là yếu tố nâng tầm những cánh bay Việt Nam tại các liên hoan diều có khách quốc tế tham dự”.


Nhưng ông bảo, con diều sáo truyền thống mới là con diều mà ông tâm đắc nhất. Nét độc đáo của nó chỉ có ở diều Việt Nam mà không con diều nước nào có được. Gọi là diều sáo vì sáo được gắn trên thân diều, khi diều bay lên tạo ra những âm thanh trầm bổng nghe rất vui tai.


Nghệ nhân có tuyệt chiêu diều liên hoàn này cũng đã góp vào đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội màn biểu diễn con diều liên hoàn dài 1.000m, kết nối từ 320 con diều rô với đủ 7 sắc cầu vồng, có tên gọi “Việt Nam bay cao”.


Vẫn chưa thỏa mãn, ông nhận thấy diều dù đẹp đến mấy cũng chỉ chơi được ban ngày. Từ đó ý tưởng làm con diều có thể chơi vào ban đêm nảy sinh trong đầu ông. Sau một thời gian mày mò và sáng tạo, ông cho ra đời con diều đèn với sải cánh 5m. Đó là con diều đầu tiên và duy nhất Việt Nam. Ông đã gắn hàng trăm đèn led và bảng điều khiển chạy chữ và màu sắc lên thân diều. Con diều đèn này đã được ông mang đi trình diễn và đoạt giải nhất tại Festival Diều nghệ thuật quốc tế năm 2013 tổ chức tại Thái Lan.


Niềm đam mê diều của nghệ nhân Nguyễn Thanh Vân được “chắp cánh” bởi vợ ông - bà Trần Thị Thu Thủy. Bà là bạn thả diều của ông từ thủơ thơ ấu. Mối tình lãng mạn của hai người cũng được hình thành từ… những cánh diều. Bà Thủy luôn bên ông giúp ông nối từng sợi dây, khâu từng mảnh vải… và cũng là người thẩm định diều.











“Nghề chơi” cũng lắm… công phu

Trong ngôi nhà của mình ở đường Trần Đình Xu, quận 1, người nghệ nhân với vóc người nhỏ nhắn, làn da nâu rám nắng cùng đôi bàn tay thoăn thoắt vẫn ngày ngày thổi hồn cho những cánh diều. Theo nghệ nhân Nguyễn Thanh Vân, làm diều cũng lắm công phu, trong đó có công đoạn chọn tre. Tre phải già, vót, chuốt sao cho đều để cánh diều không bị nghiêng khi được thả. Áo diều phải may bằng vải dù vì đặc tính bền, kín gió. Công đoạn vẽ, tô điểm các màu sắc cho con diều phải hết sức tỉ mỉ và khéo léo sao cho giống ý tưởng ban đầu.


Ông Vân bảo làm được diều rồi, mang diều đi bay thử nghiệm cũng phải nhẫn nại, không được nóng tính. Dù đạt tới trình độ điêu luyện nhưng không phải con diều nào ông làm là bay được ngay, lúc đó ông buồn tới mức bỏ ăn, tối nằm trằn trọc, thức tới sáng chỉ để tìm ra nguyên nhân. Lúc khắc phục được ông vui như trẻ thơ.


Mỗi nghề đều có cái giá của sự thành công, ông “khoe” những vết sẹo trên bàn tay phải. “Vót tre làm diều bị dao cứa vào tay là bình thường. Hồi bé, có lần ông bị dao cứa dài 5cm, sâu hoắm phải vào viện khâu” - ông nói. Cách đây một tuần khi ông đang thả diều thì cơn dông ập tới, sợ diều bay mất, ông vội vàng kéo diều xuống. Diều gần tới nơi thì tay ông cũng mỏi, dây diều ông đang nắm chặt trong tay ghì mạnh, cứa các ngón tay ông chảy máu.


Ông trăn trở rằng làm diều đòi hỏi nhiều thời gian, tỉ mỉ đến từng chi tiết, thu nhập không ổn định. Người làm diều bây giờ có chăng chỉ là để chơi chứ không vì mục đích kinh doanh. Làm được một con diều như chuẩn, đẹp, bay được phải mất mươi ngày công. Chỉ một bộ ba ống sáo cho diều sáo cũng mất cả tuần, làm hoàn chỉnh mất cả tháng. Công thợ một ngày đã 200.000 đồng tính ra một con diều chi phí tới vài triệu.


Với mong muốn gìn giữ thú vui tao nhã và lo sợ một mai lớp trẻ đô thị không còn biết tới những con diều, nghệ nhân Nguyễn Thanh Vân đã lập kế hoạch kết hợp với các trường để dạy học sinh làm diều trong môn kỹ thuật. Ông luôn ước ao có một sân chơi diều gần thành phố cho các em sinh hoạt. Ông bật mí đang thực hiện một cuốn giáo trình chuyên về diều, dày gần 200 trang, đó là kinh nghiệm và niềm đam mê của ông, như một thứ cẩm nang dành cho lớp trẻ.








via Xã hội

“Xã hội thông tin”

“Xã hội thông tin”

- Báo đài đưa tin dân 6 xã ở Phù Mỹ, Phù Cát (Bình Định) từ tháng 6 tới nay đã ồ ạt rủ nhau vào phá rừng ở Tiểu khu 192. Đây là khu rừng phòng hộ đầu nguồn ven hồ chứa nước Đại Sơn. Có lẽ đến hôm nay đã “hoàn thành kế hoạch” cạo trọc rừng. Thế mà tuần này UBND tỉnh mới yêu cầu huyện, xã báo cáo tình hình báo nêu. Chả nhẽ cả nước biết mà địa phương không biết?


- Rất có thể cán bộ ta không nắm được tình hình. Có bác Phó GĐ Sở VHTTDL trả lời hồn nhiên là chẳng bao giờ đọc báo, nghe đài, đọc sách. Gần 2 vạn nhà báo, nhà đài của nước ta nghĩ sao khi mình nai lưng ra làm việc 24/24h mà đến cán bộ cũng chả thèm nhìn đến?


- Bác nói thế thì chả cứ cánh nhà báo, lãnh đạo từ trên xuống dưới cần xem lại cụm từ “xã hội thông tin”. Hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm bỏ ra làm truyền thông đủ kiểu mà hễ có chuyện gì lại phải phát công văn hỏi xem có hay không? Mà là chỉ để biết “có hay không?” đấy nhá, còn xử lý thế nào lại là “tập 2”.


- Đừng quan trọng hóa vấn đề. Người ta đã giải mã vụ này rồi. Số là dự án JICA 2 của Nhật Bản đến năm 2014 sẽ đầu tư khu vực này trồng lại rừng phòng hộ đầu nguồn. Dự án chưa triển khai nhưng thông tin (không qua đường chính thống) đã vèo một cái đến dân. Thế là một, hai, ba cả làng cùng phá rừng. Xe tải chở gỗ, chở củi rầm rập ngày đêm. Đơn giản vậy thôi.


- Và cán bộ không biết?


- Nếu nói không biết chẳng ai tin, còn nói biết cũng chẳng có gì mới.


- Thế là thế nào?


- Là xã hội ta vẫn là một “xã hội thông tin” nhưng thông tin nội bộ nhanh hơn thông tin chính thống, công khai.


- Hai thứ thông tin này em nghĩ đâu có khác nhau?


- Rõ là tầm nhìn của chú, một gã đài phường chỉ đến cuối đường dây kéo loa. Thông tin công khai là thông tin sau khi sự kiện xảy ra. Đó là nguyên tắc truyền thông hiện đại. Còn thông tin nội bộ là thông tin làm ăn, kiếm chác, chia chác, “suất ngoại giao, suất ưu tiên nội bộ”, ta thường gọi là “đi trước đón đầu”.


- Đa tạ đại ca! Đa tạ! Nếu thỉnh thoảng đại ca không chỉ giáo thì đệ lại quên chuyện “xã hội thông tin”. Nhưng nói cho đại ca hay, kiểu thông tin nội bộ em biết thừa, biết từ lâu.


- Sao không alô cho bà con hay?


- Hehe! Chỗ này thì em đành nói hỗn, bác chẳng hiểu thế nào là mánh mối làm ăn ở đời cả. Thử hỏi một dự án JICA từ trên xuống đến tỉnh, huyện, xã ai chả biết: Người Nhật sang ta giúp phát triển KTXH VN công khai. Còn phía ta thì bí mật hóa cái công khai để… Thôi, chả nói, nói hết hóa ra em thông minh hơn bác à?!







via Xã hội

Chôn hàng tấn thuốc trừ sâu vào lòng đất, đang tâm đầu độc đồng bào

Chôn hàng tấn thuốc trừ sâu vào lòng đất, đang tâm đầu độc đồng bào
Chôn hàng tấn thuốc trừ sâu vào lòng đất, đang tâm đầu độc đồng bàoHàng chục phuy thuốc trừ sâu xếp bên xưởng trong rừng. Ảnh: X.H

Chiều 30.8, ông Nguyễn Duy Bình - Trưởng phòng Cảnh sát môi trường Công an Thanh Hóa - đã công bố quyết định đình chỉ hoạt động của Cty CP Nicotex Thanh Thái (đóng trên địa bàn xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa) để điều tra làm rõ việc Cty này đang tâm chôn hàng tấn thuốc trừ sâu vào lòng đất.


Sáng 30.8, người dân bức xúc đã vào khuôn viên của Cty tiếp tục đào bới tìm kiếm nơi Cty này chôn giấu thuốc trừ sâu.


Tại hiện trường, hàng chục điểm người dân đào lên đều xuất hiện những thùng phuy đựng thuốc trừ sâu. Có thùng đã bị mục, thuốc độc đã ngấm vào lòng đất, có nhiều thùng khác vẫn chứa rất nhiều thuốc sâu. Mùi thuốc trừ sâu bốc lên nồng nặc.


Rất nhiều hố được người dân đào lên hàng nghìn vỏ đựng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu. Phân xưởng sản xuất là những ngôi nhà cũ kỹ nằm sâu trong núi với hàng dãy dài thùng phuy chứa chất hóa học và thuốc sâu.


Ông M.D.H - bảo vệ công ty - phản ánh: “Dây chuyền sản xuất thuốc trừ sâu đã quá cũ kỹ. Hệ thống xử lý nước thải không bảo đảm, khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chúng tôi đã phản ánh nhiều, đã có nhiều đoàn về kiểm tra rồi, nhưng đâu lại vào đấy”.


Theo phán đoán của ông H, hiện nay nhà máy chôn dưới lòng đất khoảng 5 tấn hóa chất thuốc trừ sâu.


Để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng về môi trường từ nhà máy, nhiều hộ dân sống quanh vùng đã phải dùng đến biện pháp bịt khẩu trang để ngủ.


Chị Lê Thị Hạnh - thôn Hành Chính, xã Yên Lâm, huyện Yên Định (thôn sát Cty) bức xúc: “Chồng tôi bị chết vì ung thư do thuốc trừ sâu do nhà máy này thải ra. Hàng chục năm nay Cty này chôn thuốc sâu vào lòng đất đầu độc nhân dân. Chúng tôi đã kêu cầu nhiều cửa nhưng vẫn không ai giải quyết”.


Theo người dân nơi đây, địa bàn Cty Thanh Thái này nằm đúng nơi gọi là mó nước, tức đầu nguồn nước của hàng loạt xã của huyện Cẩm Thủy và Yên Định. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do ung thư và nhiều bệnh khác. “Chồng tôi đã chết vì thuốc sâu, ai sẽ lo cho tương lai con cái chúng tôi đây?” - chị Hạnh đau đớn hỏi.


“Không sáng nào bà con không khổ sở vì mùi thuốc trừ sâu nồng nặc, đến nước giếng cũng bốc mùi thuốc trừ sâu” - anh Lê Xuân Cường, xã Cẩm Vân cho hay.


Bà Lê Thị Khẩn (thôn Cao Khánh, xã Cẩm Tâm - 79 tuổi nói: “Tôi già rồi sống không được mấy, con tôi, chồng tôi cũng đã chết vì thuốc trừ sâu. Tôi rất lo cho đời cháu, chắt của tôi rồi sẽ sống sao đây với di họa của hàng tấn thuốc trừ sâu này”.


Anh Hồ Chí Thanh cay đắng nói: “Ngày xưa giặc Mỹ tàn ác chỉ để thuốc diệt cỏ trên bề mặt đất mà đến nay chúng ta vẫn chưa giải quyết xong, hàng nghìn người bệnh tật vì chất độc, vậy mà Cty này hàng chục năm nay đào lỗ chôn thuốc sâu vào lòng đất. Thật quá ác độc với đồng bào!”.


Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Thống - Giám đốc Cty - thì cố tránh trách nhiệm cho rằng: “Đấy là lỗi của các giám đốc tiền nhiệm, chứ tôi không biết gì”(?!). Ông Thống khẳng định từ khi ông nhậm chức (2010), ông chưa cho chôn bất kỳ thùng thuốc sâu nào.


Anh Hồ Chí Thanh hỏi: “Vậy 2 năm qua ông để chất thải ở đâu? Sao ông lại chở hàng trăm thùng phuy ra khỏi địa bàn trong khi chỉ cho phép chở chai, gói đã đóng gói đi?”. Ông Giám đốc Nguyễn Đình Thống đã không trả lời được.


Đại tá Nguyễn Duy Bình - Trưởng phòng Cảnh sát môi trường CA tỉnh Thanh Hóa - khẳng định sai trái của Cty Thanh Thái đã rõ, các cơ quan chức năng sẽ phối hợp và sớm giải quyết vụ việc. Chiều cùng ngày, phòng này đã lấy mẫu nước, mẫu đất để xét nghiệm.


Ông Phạm Quốc Bảo - Chánh Văn phòng UBND huyện - cho hay: “Tôi là người địa phương đó, tôi biết rõ chứ. Người dân bức xúc đã lâu nhưng huyện cũng chỉ biết đề xuất các cơ quan có chuyên môn về kiểm tra, nhưng lần kiểm tra nào các cơ quan hữu quan cũng đều có báo cáo là môi trường tốt. Bây giờ người dân bức xúc đào lên chúng tôi mới biết”.


Trong khi đó, ông Hà Văn Vinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy - đề nghị phải xử lý nghiêm Cty này tránh hậu họa cho các đời sau. Đồng thời ông Vinh cũng đề nghị xử lý cả các cơ quan, các đoàn kiểm tra đã về kiểm tra và báo cáo sai sự thật với người dân và UBND huyện. “Không thể để tình trạng đầu độc đồng bào thế này được!” - ông Vinh kết luận.







via Xã hội

Các bến xe, cửa ngõ Hà Nội: Đông, nhưng chưa quá tải

Các bến xe, cửa ngõ Hà Nội: Đông, nhưng chưa quá tải

Chiều và tối ngày thứ 6 cuối tuần (30.8), người dân và học sinh ngoại tỉnh đã tranh thủ về quê nghỉ dịp lễ Quốc Khánh. Ngoài một số lượng nhỏ người dân đi xe máy hoặc ô tô riêng về quê, phần lớn vẫn lựa chọn loại hình vận tải xe khách, xe buýt để di chuyển. Ghi nhận của PV Lao Động cho thấy, mức độ nhộn nhịp người đi xe tăng dần từ 17h chiều tới tối. Một vài hình ảnh về người dân về quê tại các bến xe Nam Thăng Long, Mỹ Đình, Giáp Bát chiều và tối nay.




Khoảng 17h, số lượng người chờ xe đã gia tăng dần ở bến xe Nam Thăng Long.




Tại Bến xe Giáp Bát, nhiều người tranh thủ mang đồ về cho gia đình.



Số lượng hàng khách đã tăng tới 50 % trong chiều nay ở Bến xe Nam Thăng Long.



Tuyến đường Giải Phóng đã trở nên đông đúc lúc 17h50.



Tại Bến xe Mỹ Đình, lượng khách không đông nhưng có tình trạng dồn ứ do nhiều người dân đều đăng ký mua vé vào những giờ cao điểm.



Ban quản lý Bến xe đã có kế hoạch dự phòng.



Chưa có sự quá tải



Càng về tối, Bến xe Mỹ Đình thu hút nhiều khách đi các tuyến xa như Hà Tĩnh, Hà Giang, Quảng Ninh.



Số lượng hành khách đều được đáp ứng đầy đủ chỗ ngồi.



Xe nằm cũng kín chỗ



Lực lượng công an phường hỗ trợ tích cực việc phân luồng bên ngoài bến xe Mỹ Đình.






via Xã hội

An táng 74 hài cốt liệt sĩ chôn trong khu mộ tập thể

An táng 74 hài cốt liệt sĩ chôn trong khu mộ tập thể
An táng 74 hài cốt liệt sĩ chôn trong khu mộ tập thể

Ngày 30.8, tại nghĩa trang liệt sĩ xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định và Quân khu V đã tổ chức trọng thể lễ truy điệu, an táng hài cốt 74 liệt sĩ được phát hiện tại khu vực gò Vườn Xoài, thôn Thủ Thiện Hạ, xã Bình Nghi.


Những hài cốt này, từ 15 – 23.8 đã được Ban Chỉ huy quân sự huyện Tây Sơn tổ chức khai quật. Cùng với phần xương cốt sót lại, đội quy tập còn phát hiện nhiều di vật quý như võng dù, dù hoa, thắt lưng, dép cao su, cúc áo bộ đội, mũ tai bèo, kẹp tóc phụ nữ, tiền đồng miền Bắc…


Theo kết quả xác minh, giai đoạn 1969-1972, ở gò Vườn Xoài (còn gọi là Hóc Lách), quân đội Nam Triều Tiên lập một “Nghĩa địa cộng đồng địch quân”, chôn cốt cán bộ cách mạng, bộ đội, du kích do lính Nam Triều Tiên sát hại.


Những ngôi mộ được chôn thành hàng ngang, khoảng cách từ 1m - 1,5m/mộ. Sau nhiều năm, nghĩa địa biến dạng, trở thành nơi sản xuất gạch ngói của cư dân địa phương, mãi đến gần đây mới được phát hiện.


Thượng tá Đỗ Xuân Thu, Chính trị viên Ban CHQS huyện Tây Sơn cho biết, gò Vườn Xoài vẫn còn hài cốt nhiều liệt sĩ. Sau Quốc khánh 2.9, việc tìm kiếm, cất bốc, quy tập sẽ được tiếp tục thực hiện.


Các hình ảnh tại lễ truy điệu, an táng :



































via Xã hội

Bài thuốc chữa thận yếu độc đáo của ông lang người Tày ở Hà Giang

Bài thuốc chữa thận yếu độc đáo của ông lang người Tày ở Hà Giang

Ở huyện vùng cao Đồng Văn (Hà Giang), người dân thường mách nhau về một vị lang y người dân tộc Tày có bài thuốc chuyên trị bệnh thận yếu. Đó là ông Lương Huy Ngò - 69 tuổi, sinh sống tại khu phố cổ thị trấn Đồng Văn.


Nhiều năm nay, ông đã đem bài thuốc của mình chữa khỏi bệnh cho nhiều bệnh nhân có triệu chứng của bệnh thận yếu như: Đau thắt vùng hông, lưng, sát gần xương sườn, gây sốt, tiểu nhiều về đêm hoặc nước tiểu có sự thay đổi khác thường…

Có ông Ngò không lo bị thận


Nhớ lại lần chữa trị cho bệnh nhân thận yếu đầu tiên là đồng nghiệp với cậu con trai út hiện đang là giáo viên cấp II trường huyện, cho dù đã có kinh nghiệm trong việc chữa trị những căn bệnh thông thường nhưng ông cũng không đủ tự tin để bốc thuốc: “Tôi khuyên cậu ấy lên bệnh viện khám và điều trị, bởi với triệu chứng ban đầu, cho dù có thể khẳng định bị thận yếu nhưng cũng không thể chắc chắn mình có thể chữa khỏi”. Thế nhưng, người bệnh đó chỉ muốn được ông bốc thuốc chữa bệnh bởi anh đã nhiều lần dùng thuốc tây nhưng bệnh chỉ thuyên giảm, hết thuốc đâu lại vào đó. Cuối cùng, trước sự quyết tâm của người bệnh, lại là đồng nghiệp với con trai, ông đã phải đồng ý nhận lời.


Thời gian đầu ông cho bệnh nhân dùng kết hợp 3 loại cây bòn bọt, mật cá và cây lược vàng đều đã được phơi khô, chế biến thành thang. Trong thang thuốc đó vị chủ yếu là cây bòn bọt, hai cây mật cá và lược vàng chỉ là thành phần phụ trợ. Bởi thành phần của loại lá cây này chữa phù thũng, cả phù do thận. Sau nửa tháng người bệnh đã có dấu hiệu thuyên giảm như không còn đi tiểu thường xuyên về đêm, lưng bớt đau nhưng vẫn chưa khỏi hẳn.


Sau khi theo dõi, ông Ngò quyết định chữa bệnh theo phương thức mới, cho bệnh nhân dùng trực tiếp cây tươi: “Ngày đó, vào mùa khô việc kiếm cây bòn bọt rất khó, tôi phải mất khá nhiều ngày leo đèo, lội suối mới tìm được chừng 2kg. Kết hợp với hai loại cây kia, tôi quyết định cho bệnh nhân dùng theo cách mới. Ba loại cây được phân đều bằng nhau (khoảng chừng 6 lạng), rửa sạch rồi cho vào nồi đun với một bát tô nước đầy. Đun nhỏ lửa trong vòng 2 tiếng rồi uống cả ngày thay nước, cứ 5 ngày thì thay nồi mới một lần.


Thực chất các loại cây rừng thì phần lớn tác dụng nằm ở nhựa cây, khi phơi khô sẽ làm giảm tác dụng” - ông Ngò chia sẻ. Đúng một tháng sau khi dùng bài thuốc chữa thận yếu theo phương thức mới, người bệnh đã có chuyển biến rõ rệt. Điều ngạc nghiên hơn là khi đi khám tại cơ sở y tế, các kết quả xét nghiệm đã khẳng định bệnh nhân có 2 quả thận hoàn toàn bình thường.


Nhiều bệnh nhân ở địa phương và khắp nơi tìm đến ông Ngò và rỉ tai nhau một câu dí dỏm: “Có ông Ngò không lo bị thận”. Qua tìm hiểu được biết, ông Ngò có thể chữa trị được nhiều loại bệnh, từ bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ đến bệnh vàng da, bệnh gan, phổi… Tuy nhiên, bài thuốc được mọi người tìm đến nhờ cậy ông nhiều nhất chính là bài chữa thận yếu từ 3 loại cây kết hợp.


Điều đặc biệt, ông là người đầu tiên sử dụng cây tươi để chữa bệnh hiệu quả. Một điều nữa là ông Ngò chữa bệnh không tốn nhiều tiền mà hiệu quả rất cao. Như bệnh tiêu chảy, bệnh cam tẩu mã, chỉ cần một lần uống là dứt bệnh. Bệnh thận, bệnh gan cũng chỉ từ 4-5 thang cho 15 ngày điều trị, người nặng cũng chỉ lấy thuốc đến lần thứ 2 là khỏi bệnh.


Nhiều đời làm nghề thầy lang


Ông lang Ngò được thừa hưởng nghề bốc thuốc Nam từ ông cha truyền lại. “Khi còn nhỏ, bố tôi đã chỉ bảo cho tôi các loại cây thuốc. Chỉ lên 10 tuổi tôi đã có thể nắm bắt được đặc tính của cây thuốc trong rừng mà không bị nhầm với bất kỳ loại khác. Trên rừng có rất nhiều loại cây từa tựa như nhau, nếu không nắm được đặc tính thì rất có thể nhầm lẫn, thậm chí là cây có hại đến sức khỏe” - ông Ngò cho biết.


Có thời kỳ ông tham gia quân ngũ (từ năm 1968-1972) ông đã nhiều lần sử dụng cây thuốc Nam chữa trị cho đồng đội thoát khỏi bàn tay tử thần. Trên đường hành quân, đồng đội bị rắn độc cắn, sốt rét rừng hành hạ hay vết thương nghiễm trùng đều được ông chữa khỏi. Sau năm 1975, ông trở về địa phương tham gia công tác xã hội nhưng vẫn luôn giúp chữa bệnh, cứu người. “Cứ ngày nghỉ, lúc rảnh rỗi là tôi lại lên rừng tìm cây thuốc về phơi khô cất trong nhà, khi có người cần đến là tôi mang ra giúp đỡ bà con” - ông tâm sự.


Có những bệnh nhân vì hoàn cảnh khó khăn ông còn cho thuốc chữa bệnh, thậm chí cho tiền tàu xe đi lại. Điều hạnh phúc nhất các con ông đều học hành thành đạt, người làm bác sĩ, người là thầy giáo. Nhưng điều khiến ông lo lắng là nguy cơ bài thuốc của ông bị mai một, thất truyền: “Tôi tuổi đã cao, sức khỏe yếu nên cũng muốn truyền nghề cho các con. Nhưng trong số đó chỉ có cậu con trai út là biết chút ít về cây thuốc, nhưng nó lại làm thầy giáo, sau này không biết có tiếp tục theo nghề của bố nữa không”.


Một khó khăn nữa là ngày trước cây thuốc rất dễ tìm, chỉ cần lên cánh rừng phía sau nhà là có thể tìm thấy những cây thuốc cần thiết. Nhưng những năm gần đây, do cây thuốc quý đang dần bị khai thác kiệt quệ nên việc kiếm cây thuốc ngày càng khó. Cuối cùng ông phải dành hẳn một khu vườn sau nhà để trồng cây thuốc Nam: “Mình trồng đấy, khi người bệnh cần có thể lấy cho họ dùng ngay, nếu tính khu vườn nhà tôi có hàng trăm loại cây dược liệu quý, mà không phải cứ lên rừng mà đã tìm thấy”.


Ông Phạm Hùng Phẩm - Chủ tịch Hội Đông y huyện Đồng Văn - cho biết: “Theo Hội Niệu -Thận học Việt Nam, hiện nay nước ta có khoảng 8 triệu người bị suy thận mạn. Trong đó, có hơn 80.000 bệnh nhân suy thận mạn đã chuyển sang giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Những con số này ngày càng tăng là do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý và các yếu tố nguy cơ như: Tăng huyết áp, viêm cầu thận, đái tháo đường...”.


Người dân vùng cao còn lưu giữ nhiều bài thuốc chữa bệnh rất quý, trong đó có bài thuốc chữa thận yếu của ông lang Lương Huy Ngò. “Qua nhiều năm ông Ngò đã tìm ra bài thuốc kết hợp từ những cây dược liệu quý mà thành phần chính là cây bòn bọt kết hợp với cây lược vàng, cây mật cá... Chính điều này đã giúp cho nhiều người dân khỏi bệnh mà không cần phải điều trị ở các cơ sở y tế” - ông Phẩm cho biết thêm.









Cây bòn bọt có tên khoa học là Glochidion eriocarpum champ, ngoài ra còn có các tên gọi khác: Cây sóc, bọt ếch, chè bọt, lồ lao nhồng. Cây này mọc hoang ở vùng trung du và miền núi nước ta. Người ta lấy cành và lá cây bòn bọt làm thuốc, dùng tươi hay khô. Trong thân và lá của nó đều có chất tanin (khoảng 10% trong lá, 12% - 15% trong vỏ thân) và saponin, steroid.


Theo kinh nghiệm dân gian, cây bòn bọt dùng để chữa rắn độc cắn (giã lá vắt lấy nước uống, còn bã đắp lên vết thương), hoặc dị ứng do sơn (lấy cả cành lá sắc lấy nước để rửa). Có nơi còn dùng bòn bọt chữa ỉa chảy, chữa lỵ trực khuẩn. Tại các bệnh viện Đông y, người ta dùng lá cây này chữa phù thũng, cả phù do thận, với liều 35gr lá khô/ngày, sắc uống, kết quả rất tốt.









via Xã hội

Nam Định: Một bí thư Đảng ủy phường thắt cổ chết tại nhà riêng

Nam Định: Một bí thư Đảng ủy phường thắt cổ chết tại nhà riêng

Sáng nay (30.8), gia đình ông Trần Hữu Công (50 tuổi, trú tại khu Đệ Tứ, phường Lộc Hạ, TP.Nam Định) đã đưa ông Công về nơi an nghỉ cuối cùng.


Trước đó, vào sáng 28.8, người nhà của ông Trần Hữu Công (Bí thư Đảng ủy phường Thống Nhất, TP.Nam Định) đã phát hiện ông Công chết trong tư thế treo cổ tại cầu thang nhà riêng.

Thời gian gần đây, một người cháu của ông Công (cùng làm tại phường) hay đón ông đi làm. Ông Công ngủ ở nhà trong ngõ, thường buổi sáng ông đợi cháu đến đón tại nhà khác ở ngoài ngõ (hai nhà cách nhau khoảng 100m), nhưng sáng 28.8, người cháu này không thấy ông Công ra đợi.


Gọi vào số điện thoại của ông Công cũng không thấy nghe máy, linh cảm có chuyện chẳng lành, người cháu này cùng em gái ông Công vào nhà thì phát hiện ông đã chết trong tư thế treo cổ.


Ông Công là Bí thư Đảng ủy phường Thống Nhất từ năm 2004 (khi tách lập phường) đến nay. Theo một cán bộ tại phường, thời điểm trước khi ông Công tự tử, ông vẫn đến cơ quan làm việc bình thường.


Ông Công có vợ và 3 con gái (đều làm việc ở Hàn Quốc). Thời gian gần đây, vợ chồng ông Công đã sống ly thân, mỗi người ở một nhà.


Nguyên nhân vụ tự tử đang được Công an TP.Nam Định làm rõ. Song, theo thông tin ban đầu, nguyên nhân xuất phát từ gia đình ông Công. Vợ ông Công gặp chuyện nợ nần tiền bạc, gần đây có nhiều người tìm đến vợ chồng ông để đòi nợ.








via Xã hội

Khánh thành cầu-đường bắc qua sông Gianh với kinh phí hơn 478 tỷ đồng

Khánh thành cầu-đường bắc qua sông Gianh với kinh phí hơn 478 tỷ đồng
Khánh thành cầu-đường bắc qua sông Gianh với kinh phí hơn 478 tỷ đồngQuang cảnh buổi lễ. Ảnh: LINH ĐAN

Sáng nay (30.8), UBND tỉnh Quảng Bình đã cắt băng khánh thành và đưa vào sử dụng cầu và đường về xã Văn Hóa (huyện Tuyên Hóa) với tổng kinh phí hơn 478 tỷ đồng.


Dự án trên được khởi công xây dựng từ tháng 1.2011 từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, có tổng chiều dài gần 4km, nối từ Quốc lộ 12A (km 12+298) đến Nhà máy xi măng Văn Hóa.


Việc đưa vào sử dụng cầu và đường về xã Văn Hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, phát triển kinh tế, xã hội địa phương, đồng thời đảm bảo an ninh - quốc phòng và kịp thời cứu nạn cho nhân dân các xã khu vực phía nam sông Gianh khi có thiên tai, lũ lụt xảy ra.







via Xã hội

Vụ pano chào mừng 2.9 ghi sai tên nước: Phòng VH-TT quận nói gì?

Vụ pano chào mừng 2.9 ghi sai tên nước: Phòng VH-TT quận nói gì?
Vụ pano chào mừng 2.9 ghi sai tên nước: Phòng VH-TT quận nói gì?Tấm pano treo tại di tích Đàn Xã Tắc đã được sửa.

Tấm pano chào mừng Ngày Quốc khánh 2.9 đặt tại di tích Đền Xã Tắc (đoạn giao tuyến đường Nguyễn Lương Bằng và Kim Liên mới, quận Đống Đa, Hà Nội) đã được sửa ngay sau khi phát hiện in sai tên nước.


“Ngay sau khi kiểm tra và phát hiện sai sót, chúng tôi đã thông báo tới đơn vị thi công và sửa luôn trong chiều 29.8”, ông Đỗ Văn Quang - Phó Trưởng Phòng Văn hóa và thông tin quận Đống Đa cho biết.


Theo ông Quang, Phòng Văn hóa Thông tin không thực hiện việc treo và in các tấm pano sai tên nước này, đơn vị thi công là Trung tâm Văn hóa (thuộc UBND quận Đống Đa), do đó Phòng VHTT “không thể chỉ đạo mà chỉ thông báo thông tin để trung tâm chỉnh sửa”.


Vậy đơn vị nào thiết kế mẫu makét của tấm pano? Ông Quang cho biết: “Mẫu makét của tấm panô trên do cấp trên chuyển xuống, Trung tâm chỉ thực hiện việc in ấn”.


Một cán bộ quận cho biết, khả năng sai sót do mẫu market được gửi qua email và đơn vị thi công chuyển ra in ấn ngay trong đêm, các cán bộ làm việc vất vả vào những hôm trước nên để xảy ra sơ suất không kiểm tra kỹ.











Tấm pano treo tại UBND quận Đống Đa (chụp 14h ngày 30.8).



Trước đó, người dân đã phát hiện một tấm pano in thừa 1 từ "Việt Nam" trong tên nước (treo ở Đàn Xã Tắc). Tới nay, 1 chữ "Việt Nam trên tấm pano này đã được sửa lại thành "Chủ nghĩa". Vết sửa còn mới và dễ nhận biết.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu riêng của Lao Động, không chỉ có một tấm pano này mắc lỗi. Tấm pano thứ 2 được treo ngay tại sân chính của trụ sở UNBD quận Đống Đa (Hà Nội). Bức ảnh chụp lúc 14h (ngày 30.8.2013) cho thấy trên dòng chữ có dấu vết chỉnh sửa lại rất khéo léo.


Ghi nhận ban đầu cho thấy, cả 2 tấm pano đều được thiết kế với kiểu dáng, màu sắc, makét chữ và kích cỡ như nhau.











Tấm pano treo tại UBND quận Đống Đa có dấu vết chỉnh sửa (ảnh chụp lúc 14h ngày 30.8).



Liệu còn thêm tấm pano nào sai tên nước được treo trên địa bàn quận Đống Đa dịp Quốc khánh này? Đứng ở góc độ lãnh đạo cơ quan quản lý văn hóa cấp quận, ông Đỗ Văn Quang xác nhận: Chỉ có 2 tấm pano treo có cùng makét treo ở đoạn Đền Xã tắc và UBND quận Đống Đa.

Nếu đúng như ông Quang cho biết, đơn vị cấp quận chỉ thực hiện mẫu makét do cấp trên chuyển xuống thì khả năng sẽ còn nhiều quận, huyện khác cũng có thể có mẫu pano in sai tên nước trên?


Trước đó, thông tin về việc tấm pano ghi sai tên nước của quận Đống Đa đã được đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội thừa nhận và rút kinh nghiệm đối với toàn bộ các đơn vị liên đới nhằm tránh sai sót sau tương tự sau này.







via Xã hội